1. Home
  2. Bài báo
  3. Micrometer History
Lịch sử Pan-me

media

 

Thời kỳ đầu

Phép đo đầu tiên được thực hiện từ 5000 năm trước khi người Ai Cập xây Kim tự tháp. Người Hy Lạp sử dụng nguyên tắc ren vít để nâng nước từ tầng thấp lên tầng cao. Khi đó vẫn người ta chưa biết cách sử dụng những đường ren giống nhau này. Đến tận thế kỷ 17, ren mới được sử dụng để đo chiều dài của các vật thể. Năm 1638, nhà thiên văn học người Anh W. Gascoigne đã sử dụng nguyên lý ren để đo khoảng cách của các ngôi sao. Bằng cách điều chỉnh kính thiên văn một cách tinh vi thông qua các ren vít, ông đã tiến hành đo các ngôi sao trên bầu trời đêm. Nhưng trong phương pháp này, ông không sử dụng ren để đo trực tiếp các đối tượng. Tuy nhiên, phương pháp đo khoảng cách bằng độ dịch chuyển của ren này tương tự như các phương pháp đo lường hiện đại.

Trong năm tiếp theo, ông đã phát minh ra một dụng cụ đo lường được gọi là "Pan-me thước cặp". Hệ thống bao gồm một tay cầm quay được gắn vào đầu của một thanh ren được kết nối với một chiếc mỏ cặp di động. Đọc kết quả bằng cách đếm số vòng quay của kim trên đĩa gắn kèm. Đĩa chia một vòng quay thành 10 phần bằng nhau, do đó ông có thể đo khoảng cách được bao phủ bởi chiếc mỏ cặp di động một cách chính xác.

Vào đầu thế kỷ 19, Sir Henry Maudslay được biết đến là “Người sản xuất Máy công cụ tốt nhất” ở London. Máy tiện ren tự động do ông chế tạo vào khoảng năm 1800 được cho là nguồn gốc của Máy công cụ hiện đại. Hơn nữa, ông đã sản xuất một loại máy chuyên dụng để sản xuất hàng loạt sản phẩm ròng rọc dùng trong thuyền buồm. Ông cũng hình thành ý tưởng về các cửa hàng máy móc hiện đại và cung cấp tài liệu cho sự phát triển của máy mài bề mặt và máy phay. Ở Anh, ông được mọi người kính trọng và gọi là "Cha đẻ của Máy công cụ". Trong lĩnh vực máy công cụ, tên tuổi của Maudslay được đánh rất giá cao, chỉ đứng sau Leonardo da Vinci.

Maudslay cũng để lại dấu ấn của mình trong lĩnh vực dụng cụ đo lường. Pan-me để bàn của ông, được gọi là "Lord Chancellor", là loại chính xác nhất vào thời đó và được coi là khởi đầu của các dụng cụ đo lường chính xác. Đó là một thiết bị đặt trên bàn bốn chân bằng đồng dài khoảng 40cm, và có một hai khối để kẹp các đồ vật. Bên dưới vòng kẹp có một khe hở, và cạnh của thiết bị được chia thành các vạch có giá trị 1/10000 inch. Loại dụng cụ này có thể đạt được độ chính xác đến mức vào năm 1918, sau nhiều năm mới được kiểm tra lại, người ta vẫn kết luận dụng cụ này vẫn cho kết quả chính xác.

 

Thời đại đồ đồng

Pan-me tiêu chuẩn ngày nay có khung hình chữ "U" và có thể được vận hành chỉ với một tay. Nhiều nhà sản xuất đều sử dụng thiết kế panme thông dụng này. Nguồn gốc của thiết kế này có thể bắt nguồn từ nhà phát minh người Pháp J. Palmer, người đã nhận bằng sáng chế vào năm 1848. Đó được gọi là “Palmer hệ thống”. Như đã đề cập, việc sử dụng ren vít để đo khoảng cách tuyến tính có nguồn gốc từ phát minh của Gascoigne vào năm 1638. Về cơ bản, Palmer đã sử dụng nguyên tắc tương tự trong chiếc pan-me cầm tay nhỏ gọn của mình. Tuy nhiên, thiết kế của ông tiên tiến hơn và đánh dấu sự khởi đầu của pan-me hiện đại. Palmer có đóng góp vô cùng cùng to lớn trong lịch sử pan-me. Pan-me hiện đại bám sát thiết kế cơ bản của Palmer hệ thống, có khung hình chữ "U", thân thước phụ, thân thước chính, đầu đo di động, mỏ đo, v.v. Vạch đo của thân thước phụ có dạng côn nhẹ để đáp ứng các vạch chia trên thân thước chính. Chu vi của thân thước phụ được chia thành 20 phần bằng nhau, đo đó mang lại sự chính xác lên đến 0.05 mm. Brown và Sharpe của công ty B&S Co. đã tham gia Triển lãm Quốc tế tại Paris vào năm 1867. Đó là lần đầu tiên cả hai nhìn ​​Palmer hệ thống và họ đã quyết định mang sản phẩm này trở lại Mỹ. Sau triển lãm tại Paris này, pan-me đã du nhập thành công qua Đại Tây Dương.

 

Sự trỗi dậy của ngành công nghiệp

Tại Nhật Bản, khát vọng trở thành một "quốc gia mạnh về năng lượng và công nghệ" đã xuất hiện trong thời kỳ Minh Trị. Tinh thần này tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh hơn nữa trong các thời kỳ Đại Chính và sau đó là Chiêu Hòa. Nhất quán với hướng đi này, Chính phủ Nhật Bản cũng đã hỗ trợ đưa các công nghệ tiên tiến của nước ngoài vào Nhật Bản, hỗ trợ sự phát triển của các ngành công nghiệp trong nước. Lục quân, Hải quân và Không quân cùng với Bộ Đường sắt cũng đã đẩy mạnh công nghiệp hóa ở Nhật Bản. Trong bối cảnh này, đã bắt đầu xuất hiện các doanh nghiệp trong nước kinh doanh trong ngành công nghiệp tiên tiến như như máy công cụ và dụng cụ đo lường. Để hỗ trợ quá trình này, các tổ chức chính phủ đã hỗ trợ nhập khẩu dụng cụ đo lường từ nước ngoài và tạo ra nguyên mẫu của những sản phẩm này. Với sự hỗ trợ từ chính phủ, các nhà sản xuất trong nước tại Nhật Bản đã sẵn sàng tự sản xuất. Các doanh nghiệp trong nước đã bắt đầu sản xuất sản phẩm dựa trên nguyên mẫu của nước ngoài. Trong quá trình đó, các doanh nghiệp đã tiếp thu các bí quyết kỹ thuật và tạo ra các kỹ thuật sản xuất phù hợp với hoàn cảnh của mình. Vào thời điểm đó, ngành công nghiệp trong nước chủ yếu tập trung vào lĩnh vực dệt may. Hoạt động sản xuất máy bay và ô tô cho quân sự chỉ mới ở giai đoạn bắt đầu. Việc tiêu thụ dụng cụ tăng lên cùng với sự thúc đẩy của quá trình công nghiệp hóa. Sau Sự cố Mãn Châu, hoạt động sản xuất máy bay tăng lên, do đó đã thúc đẩy nhu cầu về máy công cụ và dụng cụ đo lường các loại.

Catalog điện tử
Yêu cầu thêm